Trong ngành gỗ, để thực hiện khâu chà nhám thì chúng ta có thể sử dụng rất nhiều loại giấy nhám khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của từng công đoạn và chất liệu gỗ cũng như kỹ thuật, cách thức thực hiện mà người dùng sẽ có sự lựa chọn phù hợp.Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về các phân loại và chức năng của một số loại giấy nhám dùng trong ngành gỗ.
1. Cách phân loại giấy nhám theo chức năng
Các loại giấy nhám được sản xuất nhằm phục vụ cho một công đoạn chà nhám cụ thể, thiết kế thích hợp cho từng loại máy chà nhám chuyên dụng hoặc cách thức chà nhám khác nhau. Dưới đây là một số loại điển hình:
*Giấy nhám thùng: là dòng sản phẩm có kích thước khá lớn, được sản xuất để chuyên dụng cho việc kết hợp với máy chà nhám thùng để chà nhám, đánh bóng cho bề mặt gỗ. Máy chà nhám thùng chính là một loại máy chuyên dụng trong khâu làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Hiện nay, có 3 loại máy nhám thùng phổ biến với 3 kích cỡ là 600 mm, 900 mm và 1300 mm.
*Giấy nhám băng (cuộn): đây là loại giấy nhám có kích thước vừa phải với chiều rộng đạt từ 300mm trở xuống. Sản phẩm được đóng thành băng nhỏ hoặc thành cuộn, khi sử dụng sẽ được kết hợp với các loại máy cầm tay như: máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh. Ngoài ra, giấy nhám này cũng có thể được cắt nhỏ ra thành từng miếng để chà thủ công bằng tay cũng như thích hợp với từng nhu cầu, điều kiện sử dụng đặc thù.
*Giấy nhám tờ: kích thước phổ biến của giấy nhám từ là 230 x 280 mm. Dòng sản phẩm này được sản xuất để phục vụ cho việc chà nhám bằng tay thủ công, một số trường hợp sẽ được kết hợp với máy chà nhám rung cầm tay. Nhám tờ chủ yếu được sử dụng để xả nhám chuẩn bị cho quá trình sơn PU.
2. Giấy nhám phân loại theo độ cát
Độ cát cũng chính là độ thô, nhám của tờ giấy nhám, thường được ký hiệu chung bằng chữ P. Độ nhám được phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay, độ nhám được mặc định với các con số như sau:
P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
P180: Là loại nhám cho bề nhẵn mịn để lót PU.
P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.